Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng
- Thứ ba - 23/08/2016 17:09
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại QĐ số 1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009.
Mục tiêu chung: Nâng cao nhận thức cộng đồng và tổ chức có hiệu quả mô hình quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng cho các cấp, các ngành, đặc biệt là chính quyền và người dân ở các làng, xã nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, hạn chế sự phá hoại tài nguyên thiên nhiên, môi trường và di sản văn hóa do thiên tai gây ra, góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Mục tiêu cụ thể:
- Hoàn chỉnh cơ chế, chính sách về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương.
- Nâng cao năng lực cho cán bộ chính quyền các cấp trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai; đảm bảo đến năm 2020 có 100% cán bộ được tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
- Tất cả các làng, xã ở những vùng có nguy cơ cao xảy ra thiên tai xây dựng được kế hoạch phòng tránh thiên tai, có hệ thống thông tin liên lạc và xây dựng được lực lượng nòng cốt có chuyên môn, nghiệp vụ về giảm nhẹ thiên tai.
Kế hoạch thực hiện đề án
Đề án dự kiến thực hiện trong 12 năm: 2009 - 2020 và dự kiến thực hiện ở 6.000 xã bị ảnh hưởng thiên tai trên toàn quốc.
Giai đoạn 1 (2009 - 2010): 75,4 tỷ đồng.
Giai đoạn 2 (2011 – 2015): 366,4 tỷ đồng.
Giai đoạn 3 (2016 - 2020): 546,9 tỷ đồng.
Nguồn kinh phi gồm: ngân sách nhà nước 55% + tài trợ không hoàn lại từ các chính phủ và tổ chức quốc tế 40% + dân đóng góp 5%.
Kết quả thực hiện Đề án của Bộ NN và PTNT
1. Hướng dẫn thực hiện:
Thủ tướng Chính phủ có QĐ số 333/QĐ-TTg ngày 18/2/2013 phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án gđ 2013-2015.
Ban hành Tài liệu “Hướng dẫn tổ chức thực hiện Đề án” tại QĐ số 666/QĐ-TCTL-ĐĐ ngày 22/8/2011
Các Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thực hiện các tỉnh; các địa phương;
Ban hành Bộ chỉ số và Tài liệu hướng dẫn theo dõi đánh giá thực hiện Đề án tại QĐ số 742/QĐ-BNN-TCTL ngày 14/4/2014.
Đang xây dựng dự thảo Thông tư “Hướng dẫn một số nội dung thực hiện Đề án” (dự kiến ban hành trong Quý IV/2015).
2. Ban hành tài liệu Khung, Tài liệu cấp xã:
Tài liệu kỹ thuật về “QLRRTT và thích ứng với BĐKH” tại QĐ số 583/QĐ-TCTL-ĐĐ ngày 13/7/2011.
Tài liệu “QLRRTT-DVCĐ- dành cho cấp xã” tại QĐ số 315/QĐ-TCTL-GNTT ngày 29/4/2014.
Tài liệu hướng dẫn “Đánh giá rủi ro thiên tai DVCĐ- dành cho cấp xã” tại QĐ số 389/QĐ-TCTL-ĐĐ ngày 04/06/2014.
3. Tổ chức Đào tạo, tập huấn:UBND các tỉnh đã phê duyệt danh sách cán bộ tham các khóa đào tạo, tập huấn giảng viên cấp tỉnh về quản lý RRTT-DVCĐ. Theo đó, có 1439 giảng viên cấp tỉnh cần được đào tạo. Bộ đã tiến hành đào tạo cho toàn bộ 63 tỉnh, thành phố với 1177/1439 giảng viên cấp tỉnh, đạt gần 82%.
4. Hoạt động truyền thông
Năm 2012, 2013: xây dựng 18 phim, tài liệu khoa học, phim ngắn về PCTT đã phát sóng trên kênh chuyên biệt về PCTT của Đài truyền hình và Đài tiếng nói VOV. Năm 2014: xây dựng và sản xuất 20 phim ngắn được phát sóng trên kênh VTV1
5. Áp dụng công nghệ để hỗ trợ thực hiện Đề án:
Xây dựng một website để quản lý thông tin về đội ngũ giảng viên, đăng tải trên trang thông tin điện tử: www.dmc.gov.vn.
6. Các tỉnh triển khai thực hiện:
Toàn bộ 63/63 tỉnh, thành phố đã phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Đề án giai đoạn 2013-2015.
UBND cấp tỉnh có quyết định về việc thành lập Nhóm hỗ trợ kỹ thuật để triển khai Đề án.
Đã có 34 tỉnh đã bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương để thực hiện các hoạt động của Đề án.
Phối hợp với các tổ chức NGOs, các dự án ODA để thực hiện các hoạt động trên địa bàn các xã và hỗ trợ tổ chức nhân rộng. Các hoạt động bao gồm: tập huấn nâng cao nhận thức cho các nhóm đối tượng, lập kế hoạch PCTT, diễn tập, xây dựng tờ rơi, …
Theo báo cáo của các tỉnh và từ các tổ chức Phi chính phủ, tính đến tháng 12/2014, có 1.677 xã trên địa bàn cả nước có hoạt động về quản lý RRTT-DVCĐ
Tải đề án
Mục tiêu cụ thể:
- Hoàn chỉnh cơ chế, chính sách về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng xuyên suốt từ Trung ương đến địa phương.
- Nâng cao năng lực cho cán bộ chính quyền các cấp trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai; đảm bảo đến năm 2020 có 100% cán bộ được tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
- Tất cả các làng, xã ở những vùng có nguy cơ cao xảy ra thiên tai xây dựng được kế hoạch phòng tránh thiên tai, có hệ thống thông tin liên lạc và xây dựng được lực lượng nòng cốt có chuyên môn, nghiệp vụ về giảm nhẹ thiên tai.
Kế hoạch thực hiện đề án
Đề án dự kiến thực hiện trong 12 năm: 2009 - 2020 và dự kiến thực hiện ở 6.000 xã bị ảnh hưởng thiên tai trên toàn quốc.
Giai đoạn 1 (2009 - 2010): 75,4 tỷ đồng.
Giai đoạn 2 (2011 – 2015): 366,4 tỷ đồng.
Giai đoạn 3 (2016 - 2020): 546,9 tỷ đồng.
Nguồn kinh phi gồm: ngân sách nhà nước 55% + tài trợ không hoàn lại từ các chính phủ và tổ chức quốc tế 40% + dân đóng góp 5%.
Kết quả thực hiện Đề án của Bộ NN và PTNT
1. Hướng dẫn thực hiện:
Thủ tướng Chính phủ có QĐ số 333/QĐ-TTg ngày 18/2/2013 phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án gđ 2013-2015.
Ban hành Tài liệu “Hướng dẫn tổ chức thực hiện Đề án” tại QĐ số 666/QĐ-TCTL-ĐĐ ngày 22/8/2011
Các Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thực hiện các tỉnh; các địa phương;
Ban hành Bộ chỉ số và Tài liệu hướng dẫn theo dõi đánh giá thực hiện Đề án tại QĐ số 742/QĐ-BNN-TCTL ngày 14/4/2014.
Đang xây dựng dự thảo Thông tư “Hướng dẫn một số nội dung thực hiện Đề án” (dự kiến ban hành trong Quý IV/2015).
2. Ban hành tài liệu Khung, Tài liệu cấp xã:
Tài liệu kỹ thuật về “QLRRTT và thích ứng với BĐKH” tại QĐ số 583/QĐ-TCTL-ĐĐ ngày 13/7/2011.
Tài liệu “QLRRTT-DVCĐ- dành cho cấp xã” tại QĐ số 315/QĐ-TCTL-GNTT ngày 29/4/2014.
Tài liệu hướng dẫn “Đánh giá rủi ro thiên tai DVCĐ- dành cho cấp xã” tại QĐ số 389/QĐ-TCTL-ĐĐ ngày 04/06/2014.
3. Tổ chức Đào tạo, tập huấn:UBND các tỉnh đã phê duyệt danh sách cán bộ tham các khóa đào tạo, tập huấn giảng viên cấp tỉnh về quản lý RRTT-DVCĐ. Theo đó, có 1439 giảng viên cấp tỉnh cần được đào tạo. Bộ đã tiến hành đào tạo cho toàn bộ 63 tỉnh, thành phố với 1177/1439 giảng viên cấp tỉnh, đạt gần 82%.
4. Hoạt động truyền thông
Năm 2012, 2013: xây dựng 18 phim, tài liệu khoa học, phim ngắn về PCTT đã phát sóng trên kênh chuyên biệt về PCTT của Đài truyền hình và Đài tiếng nói VOV. Năm 2014: xây dựng và sản xuất 20 phim ngắn được phát sóng trên kênh VTV1
5. Áp dụng công nghệ để hỗ trợ thực hiện Đề án:
Xây dựng một website để quản lý thông tin về đội ngũ giảng viên, đăng tải trên trang thông tin điện tử: www.dmc.gov.vn.
6. Các tỉnh triển khai thực hiện:
Toàn bộ 63/63 tỉnh, thành phố đã phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Đề án giai đoạn 2013-2015.
UBND cấp tỉnh có quyết định về việc thành lập Nhóm hỗ trợ kỹ thuật để triển khai Đề án.
Đã có 34 tỉnh đã bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương để thực hiện các hoạt động của Đề án.
Phối hợp với các tổ chức NGOs, các dự án ODA để thực hiện các hoạt động trên địa bàn các xã và hỗ trợ tổ chức nhân rộng. Các hoạt động bao gồm: tập huấn nâng cao nhận thức cho các nhóm đối tượng, lập kế hoạch PCTT, diễn tập, xây dựng tờ rơi, …
Theo báo cáo của các tỉnh và từ các tổ chức Phi chính phủ, tính đến tháng 12/2014, có 1.677 xã trên địa bàn cả nước có hoạt động về quản lý RRTT-DVCĐ
Tải đề án