Báo cáo tuần số 331 từ ngày 05/11 đến ngày 11/11/2016
- Thứ sáu - 11/11/2016 17:23
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tình hình thời tiết
Trong tuần có 01 đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực Bình Định, lượng mưa phổ biến từ 30 – 100mm, tại Vĩnh Sơn 30mm, Văn Phong 44mm, hồ Núi Một 100mm, hồ Quang Hiển 87mm, Quy Nhơn 73mm, Phù Cát 57mm, Phù Mỹ 58mm, An Toàn 63mm, hồ Trong Thượng 75mm, Hoài Ân 23mm, Bồng Sơn 18mm.
Mực nước sông tại các trạm thủy văn đều dưới báo động I, riêng tại Thạnh Hòa trên báo động II 0,16m lúc 01 giờ ngày 5/11 sau đó mực nước giảm dần về dưới báo động I lúc 13 giờ ngày 10/11.
Tình hình nguồn nước
Đến ngày 09/11 các hồ chứa thủy lợi tích được 347,7/578 triệu m3, đạt 60% dung tích thiết kế, bằng 204% so với cùng kỳ năm 2015; nếu không kể hồ Định Bình, các hồ chứa được 224,4/352 triệu m3, đạt 64% thiết kế, 277% so với cùng kỳ.
Công ty Khai thác CTTL quản lý 15 hồ, tích được 258/458 triệu m3, đạt 56% thiết kế, 174% cùng kỳ. Các hồ do địa phương quản lý tích được 90/119 triệu m3, đạt 74% thiết kế, 413% so với cùng kỳ. Đã có 49 hồ đạt dung tích thiết kế, 149 hồ trên 50% dung tích thiết kế, 87 hồ nước qua tràn.
Dung tích các hồ chứa nước lớn lúc 10 giờ ngày 11/11 như sau:
Tình hình tàu thuyền
Trong tuần xảy ra 04 vụ/36 người về sự cố tàu thuyền như sau:
Tàu BĐ 99939 TS, chủ tàu là ông Nguyễn Thư (sinh năm 1963) trú Lâm Trúc 2, Hoài Thanh, Hoài Nhơn; thuyền trưởng là ông Phạm Hà (sinh năm 1991) ở Hoài Hải, Hoài Nhơn, công suất 800cv, trên tàu có 8 thuyền viên. Lúc 04 giờ ngày 05/11, tàu bị sóng lớn đánh chìm tại vùng biển có tọa độ 09049’N – 109056’E.
Tàu CSB 9001 đã đưa 8 thuyền viên vào đảo Phú Quý an toàn lúc 21 giờ ngày 05/11.
Tàu BĐ 96886 TS, chủ tàu là ông Trương Văn Nhiều, thuyền trưởng là ông Trương Văn Toàn đều ở Hoài Thanh, Hoài Nhơn, trên tàu có 12 thuyền viên. Lúc 22 giờ ngày 03/11, thuyền viên Phan Vàng Dương (1981) ở Mỹ Tho, Tiền Giang có triệu chứng mệt mỏi. Thuyền trưởng đã đưa tàu vào đảo Song Tử Tây lúc 19 giờ ngày 05/11 để chữa trị nhưng bệnh nhân hôn mê sâu. Đến 11 giờ 30 ngày 07/11, thuyền viên Dương đã được trực thăng đưa vào đất liền và cấp cứu tại bệnh viện Quân y 175 (thành phố Hồ Chí Minh).
Tàu BĐ 96704 TS, công suất 444cv, trên tàu có 11 người, chủ tàu là ông Đỗ Thanh Tuấn ở xã Hoài Hương huyện Hoài Nhơn, thuyền trưởng là ông Võ Văn Sự ở xã Hoài Hải huyện Hoài Nhơn. Ngày 04/11, khi tàu đang hoạt động tại ngư trường Trường Sa thì thuyền trưởng Sự bị lưới kéo xuống biển mất tích. Đến nay vẫn chưa tìm thấy thuyền trưởng Sự, tàu đã cập cảng Quy Nhơn lúc 21 giờ ngày 08/11.
Tàu cá BĐ 95387 TS, công suất 380cv, trên tàu có 05 người, chủ tàu là bà Trần Thị Như Hoa thuyền trưởng là ông Nguyễn Hồng Chí cùng ở xã Tam Quan Bắc huyện Hoài Nhơn. Lúc 07 giờ ngày 11/11 khi đang trên đường về về cảng Quy Nhơn thì bị hỏng máy thả trôi tại vùng biển có tọa độ 13042’N - 109033’E. Ngay sau nhận được tin, Bộ Đội Biên phòng tỉnh đã điều tàu BP 32-06-02/09 CBCS Hải đội 2 xuất phát lúc 11 giờ 40 phút ra ứng cứu tàu bị nạn. Đến 14 giờ 50 phút tàu Biên phòng tiếp cận được tàu bị nạn, tiến hành lai dắt, dự kiến về đến cảng Quy Nhơn lúc 19 giờ cùng ngày.
Tình hình thiệt hại
Mưa lớn từ ngày 30/10 đến ngày 05/11 đã gây ngập lụt và thiệt hại ở các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Về người: có 02 người bị chết; 02 người bị thương;
Về nhà ở: 190 nhà sập, vùi lấp; 153 nhà tốc mái; 1.441 nhà ngập nước, 333 hộ di dời, 230 hộ bị cô lập;
Về giao thông: 2 điểm sạt lở, 4 điểm ngập nước thuộc Quốc lộ, 22 điểm sạt lở, 4 điểm ngập nước Tỉnh lộ, 14 km đường giao thông nông thôn bị sạt lở, khối lượng 25.164 m3; 19 điểm bị ngập, 18 cống và 9 cầu nhỏ bị hư hỏng;
Về thủy lợi: 2.300m đê kè, 2,74km bờ sông, 19,86km kênh mương sạt lở; 11 đập dâng nhỏ hư hỏng, khối lượng 1.150m3; 128 đập tạm, đập bổi cuốn trôi;
Về nông nghiệp: 1.744 ha lúa mùa, 641ha màu bị ngập, 3.500 con gia cầm, 56 con gia súc bị chết, cuốn trôi;
Thiệt hại khác: 60 tấn xi măng, 10 tấn thức ăn gia súc bị ướt; 22 trụ điện hạ thế bị ngã, 1.450 giếng nước bị ngập, 188 m tường rào bị đổ.
Hoạt động ứng phó khắc phục thiệt hại
Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh chỉ đạo các ban, ngành, các địa phương, các tổ chức đoàn thể khắc phục thiệt hại do mưa lũ gây ra; tu sửa nhà cửa bị sập, hư hỏng, tu bổ đê kè, khắc phục sạt lở giao thông, vệ sinh môi trường sớm ổn định đời sống nhân dân và chuẩn bị sản xuất cho vụ Đông xuân 2016 - 2017.
UBND tỉnh đã xuất cấp cho các huyện Phù Cát, Hoài Ân, Hoài Nhơn mỗi huyện 10.000 bao cát từ kho dự trữ PCTT của tỉnh để khắc phục sạt lở đê điều, đường giao thông do mưa lũ.
Trong tuần có 01 đợt không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực Bình Định, lượng mưa phổ biến từ 30 – 100mm, tại Vĩnh Sơn 30mm, Văn Phong 44mm, hồ Núi Một 100mm, hồ Quang Hiển 87mm, Quy Nhơn 73mm, Phù Cát 57mm, Phù Mỹ 58mm, An Toàn 63mm, hồ Trong Thượng 75mm, Hoài Ân 23mm, Bồng Sơn 18mm.
Mực nước sông tại các trạm thủy văn đều dưới báo động I, riêng tại Thạnh Hòa trên báo động II 0,16m lúc 01 giờ ngày 5/11 sau đó mực nước giảm dần về dưới báo động I lúc 13 giờ ngày 10/11.
Tình hình nguồn nước
Đến ngày 09/11 các hồ chứa thủy lợi tích được 347,7/578 triệu m3, đạt 60% dung tích thiết kế, bằng 204% so với cùng kỳ năm 2015; nếu không kể hồ Định Bình, các hồ chứa được 224,4/352 triệu m3, đạt 64% thiết kế, 277% so với cùng kỳ.
Công ty Khai thác CTTL quản lý 15 hồ, tích được 258/458 triệu m3, đạt 56% thiết kế, 174% cùng kỳ. Các hồ do địa phương quản lý tích được 90/119 triệu m3, đạt 74% thiết kế, 413% so với cùng kỳ. Đã có 49 hồ đạt dung tích thiết kế, 149 hồ trên 50% dung tích thiết kế, 87 hồ nước qua tràn.
Dung tích các hồ chứa nước lớn lúc 10 giờ ngày 11/11 như sau:
Hồ chứa | Mực nước hiện tại | MN cao nhất trước lũ (m) | Dung tích thiết kế (106 m3) | Dung tích hiện có (106 m3) | Tỷ lệ (%) | Qđến (m3/s) | Qđi (m3/s) |
Vĩnh Sơn A | 775,40 | 775 | 34 | 23,3 | 68,5 | 23 | 26 |
Vĩnh Sơn B | 822,43 | 826 | 97 | 43,9 | 45,3 | 30 | 0 |
Trà Xom 1 | 665,58 | 666 | 39,5 | 32,8 | 83,0 | 7,5 | 4,5 |
Định Bình | 81,54 | 80,93 | 226,13 | 112,3 | 49,7 | 45 | 108 |
Núi Một | 40,27 | 45,2 | 110 | 57,9 | 52,6 | 3,5 | 0 |
Thuận Ninh | 65,26 | 67 | 35,36 | 23,4 | 66,2 | 3,9 | 0 |
Hội Sơn | 64,42 | - | 44,50 | 26,6 | 59,8 | 3,9 | 0 |
Vạn Hội | 39,58 | - | 14,505 | 8,6 | 59,3 | 2,2 | 0 |
Văn Phong | 22,13 | - | - | 0,93 | - | 62,2 | 0 |
Trong tuần xảy ra 04 vụ/36 người về sự cố tàu thuyền như sau:
Tàu BĐ 99939 TS, chủ tàu là ông Nguyễn Thư (sinh năm 1963) trú Lâm Trúc 2, Hoài Thanh, Hoài Nhơn; thuyền trưởng là ông Phạm Hà (sinh năm 1991) ở Hoài Hải, Hoài Nhơn, công suất 800cv, trên tàu có 8 thuyền viên. Lúc 04 giờ ngày 05/11, tàu bị sóng lớn đánh chìm tại vùng biển có tọa độ 09049’N – 109056’E.
Tàu CSB 9001 đã đưa 8 thuyền viên vào đảo Phú Quý an toàn lúc 21 giờ ngày 05/11.
Tàu BĐ 96886 TS, chủ tàu là ông Trương Văn Nhiều, thuyền trưởng là ông Trương Văn Toàn đều ở Hoài Thanh, Hoài Nhơn, trên tàu có 12 thuyền viên. Lúc 22 giờ ngày 03/11, thuyền viên Phan Vàng Dương (1981) ở Mỹ Tho, Tiền Giang có triệu chứng mệt mỏi. Thuyền trưởng đã đưa tàu vào đảo Song Tử Tây lúc 19 giờ ngày 05/11 để chữa trị nhưng bệnh nhân hôn mê sâu. Đến 11 giờ 30 ngày 07/11, thuyền viên Dương đã được trực thăng đưa vào đất liền và cấp cứu tại bệnh viện Quân y 175 (thành phố Hồ Chí Minh).
Tàu BĐ 96704 TS, công suất 444cv, trên tàu có 11 người, chủ tàu là ông Đỗ Thanh Tuấn ở xã Hoài Hương huyện Hoài Nhơn, thuyền trưởng là ông Võ Văn Sự ở xã Hoài Hải huyện Hoài Nhơn. Ngày 04/11, khi tàu đang hoạt động tại ngư trường Trường Sa thì thuyền trưởng Sự bị lưới kéo xuống biển mất tích. Đến nay vẫn chưa tìm thấy thuyền trưởng Sự, tàu đã cập cảng Quy Nhơn lúc 21 giờ ngày 08/11.
Tàu cá BĐ 95387 TS, công suất 380cv, trên tàu có 05 người, chủ tàu là bà Trần Thị Như Hoa thuyền trưởng là ông Nguyễn Hồng Chí cùng ở xã Tam Quan Bắc huyện Hoài Nhơn. Lúc 07 giờ ngày 11/11 khi đang trên đường về về cảng Quy Nhơn thì bị hỏng máy thả trôi tại vùng biển có tọa độ 13042’N - 109033’E. Ngay sau nhận được tin, Bộ Đội Biên phòng tỉnh đã điều tàu BP 32-06-02/09 CBCS Hải đội 2 xuất phát lúc 11 giờ 40 phút ra ứng cứu tàu bị nạn. Đến 14 giờ 50 phút tàu Biên phòng tiếp cận được tàu bị nạn, tiến hành lai dắt, dự kiến về đến cảng Quy Nhơn lúc 19 giờ cùng ngày.
Tình hình thiệt hại
Mưa lớn từ ngày 30/10 đến ngày 05/11 đã gây ngập lụt và thiệt hại ở các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Về người: có 02 người bị chết; 02 người bị thương;
Về nhà ở: 190 nhà sập, vùi lấp; 153 nhà tốc mái; 1.441 nhà ngập nước, 333 hộ di dời, 230 hộ bị cô lập;
Về giao thông: 2 điểm sạt lở, 4 điểm ngập nước thuộc Quốc lộ, 22 điểm sạt lở, 4 điểm ngập nước Tỉnh lộ, 14 km đường giao thông nông thôn bị sạt lở, khối lượng 25.164 m3; 19 điểm bị ngập, 18 cống và 9 cầu nhỏ bị hư hỏng;
Về thủy lợi: 2.300m đê kè, 2,74km bờ sông, 19,86km kênh mương sạt lở; 11 đập dâng nhỏ hư hỏng, khối lượng 1.150m3; 128 đập tạm, đập bổi cuốn trôi;
Về nông nghiệp: 1.744 ha lúa mùa, 641ha màu bị ngập, 3.500 con gia cầm, 56 con gia súc bị chết, cuốn trôi;
Thiệt hại khác: 60 tấn xi măng, 10 tấn thức ăn gia súc bị ướt; 22 trụ điện hạ thế bị ngã, 1.450 giếng nước bị ngập, 188 m tường rào bị đổ.
Hoạt động ứng phó khắc phục thiệt hại
Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh chỉ đạo các ban, ngành, các địa phương, các tổ chức đoàn thể khắc phục thiệt hại do mưa lũ gây ra; tu sửa nhà cửa bị sập, hư hỏng, tu bổ đê kè, khắc phục sạt lở giao thông, vệ sinh môi trường sớm ổn định đời sống nhân dân và chuẩn bị sản xuất cho vụ Đông xuân 2016 - 2017.
UBND tỉnh đã xuất cấp cho các huyện Phù Cát, Hoài Ân, Hoài Nhơn mỗi huyện 10.000 bao cát từ kho dự trữ PCTT của tỉnh để khắc phục sạt lở đê điều, đường giao thông do mưa lũ.