Báo cáo nhanh 396 ngày 16/12/2016
- Thứ sáu - 16/12/2016 18:00
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tình hình thời tiết
Từ 19 giờ ngày 15/12 đến 13 giờ ngày 16/12, trên địa bàn tỉnh có lượng mưa bình quân 130mm. Một số trạm có lượng mưa lớn:
Lượng mưa 5 ngày, từ ngày 19 giờ 11/12 đến 13 giờ ngày 16/12 bình quân 625mm. Một số trạm có lượng mưa lớn:
Mực nước lũ trên các sông trong tỉnh dao động ở mức cao. Mực nước lũ lúc 15 giờ ngày16/12 trên các sông như sau:
Chiều và đêm nay (16/12) mực nước lũ vẫn còn duy trì ở mức BĐII - III và trên BĐIII. Sông Kôn tại Thạnh Hòa khả năng đạt mức 9,70m trên báo động III 1,7m (xấp xỉ lũ lịch sử năm 2013 là 9,68m); sông Lại Giang tại Bồng Sơn khả năng ở mức 8,70m trên báo động III 0,7m; sông Hà Thanh tại Diêu Trì khả năng lên mức 6,3m trên báo động III 0,8m. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.
Tình hình hồ chứa
Hiện nay, tất cả các hồ chứa đã đầy nước; các hồ có tràn xả sâu đang chủ động điều tiết nước về hạ du, các hồ có phai gỗ chưa đóng phai để đảm bảo an toàn đập.
Dung tích các hồ chứa nước lúc 16 giờ ngày 16/12 như sau:
Mực nước hồ Định Bình lúc 16 giờ ngày 16/12 ở cao trình 93,44m; lưu lượng đến 2.555m3/s, qua tràn 2.316m3/s. Đập dâng Văn Phong đã mở các cửa van để điều tiết nước đón lũ theo quy trình vận hành liên hồ. Lúc 16 giờ ngày 16/12, lưu lượng đến 3.050m3/s, lưu lượng qua tuyến đập là 3.144m3/s.
Tình hình tàu thuyền
Tàu cá BĐ 97955 TS, chủ tàu ông Nguyễn Thể (1956), thuyền trưởng là ông Nguyễn Công (1984) đều xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn; công suất 740cv, trên tàu có 05 thuyền viên. Lúc 14 giờ 30 phút ngày 15/12, tàu bị hỏng máy thả trôi tại vùng biển có tọa độ 14030’N - 111030’E (cách biển Tam Quan, Bình Định khoảng 140 hải lý). Đến 08 giờ 45 phút ngày 16/12 tàu HQ 628 đã chạy ra tìm kiếm cứu hộ tàu bị nạn. Tàu HQ 628 vẫn chưa liên lạc được với tàu BĐ 97955 TS.
Tình hình thiệt hại do mưa lũ
Do mưa lớn gây lũ từ ngày 11/12 đến ngày 16/12, trên địa bàn tỉnh bị ngập lụt.
Về người: đã có 06 người chết và 05 người mất tích, cụ thể:
1. Lê Văn Còn (1970) ở An Sơn, Hoài Châu, Hoài Nhơn. Đi trên đường từ Hoài Châu đến Tam Quan Bắc bị ngã đuối nước chết lúc 20 giờ ngày 13/12/2016. Đã tìm thấy thi thể trong ngày 13/12.
2. Đỗ Cao Ly (1951) ở Nhơn Phú, Quy Nhơn. Dọn nhà tránh lũ bị rắn cắn chết ngày 16/12.
3. Đỗ Nguyên Khang (2005) ở tổ 3 KV I Phường Đống Đa, Quy Nhơn. Bị sạt lở đất ven chân núi, lấp nhà chết ngày 15/12.
4. Trương Thị Nữ (1948) ở Ân Đức Cát Trinh, Phù Cát. Nước lớn cuốn trôi trong ngày 15/12, đã tìm thấy xác cùng ngày.
5. Trần Trung Uy (2000) ở thôn Ân Hậu, xã Ân Phong, Hoài Ân. Đi trên đường tỉnh lộ bị nước lớn cuốn trôi ngày 15/12. Đã tìm thấy xác trong sáng ngày 16/12.
6. Đinh Bá Tiến (2012) ở Mỹ Chánh Tây, Phù Mỹ. Chơi trước nhà bị trượt chân xuống lô đất trống đuối nước chết ngày 15/12.
7. Trần Văn Hương (1965) ở Cát Sơn, Phù Cát. Nước lớn cuốn trôi trong ngày 15/12, chưa tìm thấy.
8. Nguyễn Ngọc Dũng (1955) ở Thuận Phong, Cát Lâm, Phù Cát. Nước lớn cuốn trôi trong ngày 15/12, chưa tìm thấy.
9. Nguyễn Trịnh Liêm (1980) ở Liêm Thuận, Phước Thuận, Tuy Phước. Đi qua tràn Mỹ Cang bị nước cuốn trôi ngày 15/12, chưa tìm thấy.
10. Có 01 người chưa xác định danh tính bị nước lũ cuốn trôi tại thôn Du Tự, Tăng Bạt Hổ, Hoài Ân ngày 16/12, chưa tìm thấy.
11. Nguyễn Văn Kỳ (1975) ở Hoài Hải, Hoài Nhơn. Tối ngày 15/12 ở lại giữ tàu neo đậu ở Kim Giao Bắc, lúc 01 giờ ngày 16/12 tàu bị đứt dây neo trôi ra biển, chưa tìm ra người lẫn tàu.
Về nhà: 42 nhà sập, 26 nhà hư hỏng, 70.852 lượt nhà bị ngập nước.
Về Nông nghiệp: 6.022ha lúa bị ngập, hư hỏng, 1.722ha hoa màu hư hỏng, 4.764 tấn lương thực bị ngập nước; 381ha diện tích đất bị xói lở, vùi lấp; 774 con gia súc và 49.937 con gia cầm bị cuốn trôi.
Về Thủy lợi: 12.480m bờ sông bị sạt lở, 3.800m kè bị hư hỏng, 70.508m kênh mương bị sạt lở hư hỏng, 15 đập bị sạt lở, hư hỏng, 1.500m đê từ cấp IV trở xuống, đê bối, bờ bao bị sạt lở.
Về giao thông: 17 cầu bị hư hỏng, 82 điểm giao thông bị ách tắc, 4600m đường giao thông bị sạt lở hư hỏng, 50.100m3 đất bị sạt lở, 1.800m3 đá, bê tông, nhựa đường bị hỏng, 04 cống bị hư hỏng.
Thống kê nhanh thiệt hại các địa phương như sau:
- Thành phố Quy Nhơn: 7.600 hộ bị ngập, 682 hộ được di dời. Tại phường Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu, Nhơn Phú, Nhơn Bình, Thị Nại và xã Phước Mỹ bị ngập và chia cắt.
- Huyện Tuy Phước: 08 căn nhà bị sập, 27.546 hộ bị ngập, 818 hộ dân di dời tại chỗ, 73 hộ di dời đến nơi an toàn. Ngập lụt gây chia cắt 10/13 xã, thị trấn; ngập sau các xã Phước Nghĩa, Phước Lộc, Phước Hiệp, Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Thắng, Phước Hòa, tuyến đường ĐT 640; 3m đê sông Cây Me bị vỡ đứt và có nguy cơ vỡ lở thêm 300m, 20m đê sông bờ Nam Đập Thông Chín bị vỡ, 15m và 50m3 đê sông Gò Chàm bị sạt lở, 1,5ha hoa màu bị hư hại.
- Thị xã An Nhơn: 3.578 hộ bị ngập; di dời 337 hộ, dự kiến di dời 1.489 hộ; Ngập lụt gây chia cắt phường Nhơn Hòa, xã Nhơn Hạnh, phường Bình Định, Nhơn Hưng, Nhơn Hậu, Nhơn Phong, Nhơn An, Nhơn Hạnh, Nhơn Lộc.
- Huyện Phù Cát: 7.584 nhà bị ngập nước tại xã Cát Chánh, Cát Tiến, Cát Nhơn, Cát Tài, Cát Minh; 160 hộ di dời tại xã Cát Sơn và Cát Minh; 02 nhà sập, 02 nhà bị hư hỏng; 04 cầu bị hư hỏng, 1,2km hệ thống kè, đê sông, suối bị sạt lở; 100m đê Nha Đái xã Cát Tân bị vỡ, 120m đê Thủ Tình xã Cát Minh; các tuyến ĐT 635, ĐT 633, ĐT 634, ĐT 639 bị chia cắt hoàn toàn, quốc lộ 1A bị chia cắt tại chùa Vàng tại xã Cát Trinh, quốc lộ 19D nhiều đoạn bị ngập không qua lại được; 17 tàu cá bị trôi, chìm.
- Huyện Phù Mỹ: 06 nhà sập, 17 nhà bị hư hỏng, 9.527 nhà (hộ) bị ngập ở thị trấn Phù Mỹ, Mỹ Hiệp, Mỹ Tài, Mỹ Cát, Mỹ Quang, Mỹ Trinh, Mỹ Lợi, Mỹ Châu, Mỹ Đức, Mỹ Thắng, Mỹ Thọ, Mỹ Thành, Mỹ Chánh, Mỹ Chánh Tây; 98 hộ đã di dời, 2.320 hộ bị cô lập tại thị trấn Phù Mỹ, Mỹ Hiệp, Mỹ Tài, Mỹ Cát, Mỹ Chánh, Mỹ Chánh Tây, Mỹ Quang, Mỹ Lợi, Mỹ Thọ và Mỹ Thành. 200m3 tỉnh lộ, huyện lộ bị sạt lở; 120m3 các tuyến đường khác bị gãy sụt bê tông, đất đá; 70 điểm bị ách tắc; 04 cầu, cống nhỏ bị hư hỏng. 3.830 ha diện tích lúa Đông Xuân bị ngập, 1.338 ha hoa màu bị hư hại, 110 tấn lúa giống bị hư hại, 4.764 tấn lương thực bị trôi, ẩm ướt, hư hỏng; 128 con gia súc, 28.581 con gia cầm bị cuốn trôi, 138 ha bị sa bồi thủy phá; 1,6km bờ suối bị sạt lở, 5.690m3 kênh mương bị sạt lở. Đê sông Cạn xã Mỹ Chánh bị nước tràn vỡ 50 m. Có 200 hộ ở Mỹ Chánh, 300 hộ ở Mỹ Tài bị ngập lụt không thể di dời.
- Huyện Hoài Ân: 4.092 hộ bị ngập, di dời 1.200 hộ dân do bị ngập lụt tại xã Ân Hảo Đông, Ân Hảo Tây, Ân Nghĩa, Ân Hữu, Ân Đức, Ân Tín, Ân Mỹ, Ân Thạnh, Thị trấn Tăng Bạt Hổ, Ân Tường Đông. Các cầu qua sông An Lão và nhiều đoạn trên tuyến đường ĐT 629 bị ngập, gián đoạn giao thông.
- Huyện Hoài Nhơn: 07 nhà sập, 05 nhà tốc mái, 2.885 nhà ngập nước, di dời 556 hộ tại xã Hoài Hương, Hoài Hải, Hoài Hảo, Hoài Mỹ, Hoài Xuân, Hoài Đức, thị trấn Bồng Sơn, Hoài Sơn, Hoài Sơn Bắc, Tam Quan Bắc, Tam Quan Nam, Hoài Thanh, Hoài Tân, Hoài Phú, Hoài Châu, Hoài Châu Bắc, Hoài Phú. Đường giao thông tiếp tục sạt lở 16,5 km, hư hỏng 4 cầu, trôi 5 cầu tạm. 01 tàu cá bị nước lũ gây chìm và 01 tàu cá bị nước lũ trôi dạt, mắc cạn.
- Huyện An Lão: 600 nhà bị ngập, 50 hộ dân đã di dời; tuyến đường giao thông lên các xã vùng cao bị sạt lở, bồi lấp; tuyến ĐT 629 ngập sâu không đi lại được; kè Vạn Long, An Hòa sạt lở 300 m.
- Huyện Vân Canh: 6 hộ bị ngập, đường lên Canh Liên bị sạt lở, chia cắt không vào được các làng; cầu Bình Long bị sụt mố cầu, 6 người dân đi làm rẫy được đưa ra khỏi vùng nguy hiểm, 100 con bò bị chết rét tại xã Canh Liên.
- Huyện Tây Sơn: Bị ngập 4.609 hộ/18.728 người tại xã Bình Thành, Tây Xuân, Bình Hòa, xã Bình Tân, Bình Tường, Tây Giang, Tây Phú, Bình Nghi, Tây Vinh, Tây Bình, Tây Thuận, Tây An và thị trấn Phú Phong; 950 hộ đã di dời tại xã Bình Hòa và Bình Tân; 01 nhà bị sập; tuyến QL19 đoạn qua xã Tây Giang và QL19B đoạn qua Bảo tàng Quang Trung ngập trên 1m, 50m đường bị cuốn trôi, gây chia cắt phía Tây tỉnh đoạn qua thôn Thuận Truyền, xã Bình Thuận; 100m kênh mương bị sa bồi thủy phá.
- Huyện Vĩnh Thạnh: 11 hộ dân bị ngập, 02 nhà bị sập vách tại xã Vĩnh Thịnh; 70 ha diện tích lúa gieo sạ bị ngập; 0,3ha ruộng bị sa bồi thủy phá, 9 con gia súc bị chết; 5.500m3 bờ sông, suối bị sạt lở; 3.500m3 kè, 01 tràn xả lũ bị cuốn trôi; đường từ Vĩnh Thạnh tới Vĩnh Kim, Vĩnh Hòa bị chia cắt.
- Đê La Tinh sạt lở 12 vị trí với tổng chiều dài 740m và bị vỡ 01 đoạn đê dài 100m, hư hỏng 01 cống qua đê. Ước tính thiệt hại 02 tỷ đồng.
- Hồ Vạn Hội bị sạt lở đất mặt núi gây sóng nước tràn qua thân đập, mái đập hạ lưu bị hư hỏng và hệ thống xả lũ không điều khiển được.
Công tác ứng phó với mưa lũ
Lúc 08 giờ ngày 16/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh họp giao bàn trực tuyến với Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT và phản ánh kịp thời kịp thời diễn biến mưa lũ.
Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đã ban hành công điện số 13/CĐ-PCTT lúc 10 giờ, ngày 15/12/2016 yêu cầu các sở ngành và UBND các địa phương tập trung chỉ đạo và triển khai các biện pháp cụ thể ứng phó với mưa lũ.
Lãnh đạo UBND tỉnh trực tiếp kiểm tra tình hình mưa lũ, chỉ đạo các sở ngành liên quan và UBND các cấp tập trung triển khai ứng phó với mưa lũ, bảo đảm an toàn tính mạng nhân dân, an toàn hồ chứa, chống ngập úng cho cây trồng.
Sở Giáo dục Đào tạo đã có công văn số 2180/SGDĐT-VP ngày 15/12/2016 về việc cho học sinh nghỉ học, đề phòng học sinh bị lũ cuốn trên đường đi học, đi học về.
Các địa phương và lực lượng vũ trang đang triển khai lực lượng, phương tiện hỗ trợ nhân dân ứng phó với mưa lũ.
Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN các cấp tổ chức trực ban 24/24 theo dõi diễn biến thời tiết và mưa lũ.
Đề xuất, kiến nghị
Đề khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống nhân dân, phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân năm 2016 – 2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định đã đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành xem xét hỗ trợ kinh phí khắc phục cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, phục vụ sản xuất và hỗ trợ dân sinh, với tổng kinh phí là 500 tỷ đồng, trong đó:
- Hỗ trợ khôi phục hạ tầng giao thông là 180 tỷ đồng.
- Hỗ trợ khôi phục hạ tầng thủy lợi, đê điều, nước sinh hoạt là 180 tỷ đồng.
- Hỗ trợ đời sống dân sinh là 100 tỷ đồng.
- Hỗ trợ giống lúa để phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2016 – 2017 là 40 tỷ.
- Hỗ trợ khẩn cấp 5 tấn lương khô cho nhân dân vùng ngập sâu.
Từ 19 giờ ngày 15/12 đến 13 giờ ngày 16/12, trên địa bàn tỉnh có lượng mưa bình quân 130mm. Một số trạm có lượng mưa lớn:
Vĩnh Sơn | 144 mm | Hồ Hội Sơn | 83 mm | |
Hồ Thuận Ninh | 116 mm | An Toàn | 164 mm | |
Hồ Núi Một | 131 mm | An Hòa | 150 mm | |
Đập Hầm Hô | 237 mm | Hồ Kim Sơn | 253 mm | |
Hồ Quang Hiển | 246 mm | Hồ Cẩn Hậu | 236 mm | |
Xã Cát Hanh | 126 mm | Hoài Nhơn | 109 mm |
Lượng mưa 5 ngày, từ ngày 19 giờ 11/12 đến 13 giờ ngày 16/12 bình quân 625mm. Một số trạm có lượng mưa lớn:
Vĩnh Sơn | 682 mm | Hồ Hội Sơn | 741 mm | |
Hồ Thuận Ninh | 591 mm | An Toàn | 697 mm | |
Hồ Núi Một | 757 mm | An Hòa | 649 mm | |
Đập Hầm Hô | 788 mm | Hồ Kim Sơn | 1.001 mm | |
Hồ Quang Hiển | 751 mm | Hồ Cẩn Hậu | 796 mm | |
Quy Nhơn | 371 mm | Hoài Nhơn | 664 mm | |
Xã Cát Hanh | 864 mm | Phù Mỹ | 573 mm |
Mực nước lũ trên các sông trong tỉnh dao động ở mức cao. Mực nước lũ lúc 15 giờ ngày16/12 trên các sông như sau:
Lưu vực sông | Trạm | Mực nước (m) | ||
An Lão | An Hòa | 23,24 | trên BĐ II | 0,24 |
Lại Giang | Bồng Sơn | 8,38 | trên BĐ III | 0,38 |
Kôn | Vĩnh Sơn | 72,93 | trên BĐ II | 0,43 |
Bình Nghi | 18,86 | trên BĐ III | 1,36 | |
Thạnh Hòa | 9,42 | trên BĐ III | 1,42 | |
Hà Thanh | Vân Canh | 42,88 | trên BĐ II | 0,38 |
Diêu Trì | 5,95 | trên BĐ III | 0,45 |
Chiều và đêm nay (16/12) mực nước lũ vẫn còn duy trì ở mức BĐII - III và trên BĐIII. Sông Kôn tại Thạnh Hòa khả năng đạt mức 9,70m trên báo động III 1,7m (xấp xỉ lũ lịch sử năm 2013 là 9,68m); sông Lại Giang tại Bồng Sơn khả năng ở mức 8,70m trên báo động III 0,7m; sông Hà Thanh tại Diêu Trì khả năng lên mức 6,3m trên báo động III 0,8m. Cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3.
Tình hình hồ chứa
Hiện nay, tất cả các hồ chứa đã đầy nước; các hồ có tràn xả sâu đang chủ động điều tiết nước về hạ du, các hồ có phai gỗ chưa đóng phai để đảm bảo an toàn đập.
Dung tích các hồ chứa nước lúc 16 giờ ngày 16/12 như sau:
Hồ chứa | Mực nước hiện tại | MN cao nhất trước lũ (m) | Dung tích thiết kế (106 m3) | Dung tích hiện có (106 m3) | Tỷ lệ (%) | Qđến (m3/s) | Qđi (m3/s) |
---|---|---|---|---|---|---|---|
Vĩnh Sơn A | 777,19 | 775 | 34 | 26,09 | 76.7 | 160 | 160 |
Vĩnh Sơn B | 827,09 | 826 | 97 | 82,47 | 85.0 | 157,27 | 17,54 |
Trà Xom 1 | 667,05 | 667 | 39,5 | 36,87 | 93.3 | 60 | 50 |
Định Bình | 93,44 | 85 | 226,13 | 245,89 | 108.7 | 2,355 | 2,316 |
Núi Một | 45,52 | 45,2 | 110 | 103,6 | 94.2 | 187,4 | 157,7 |
Thuận Ninh | 68,47 | 67 | 35 | 37,93 | 108.4 | 126 | 109 |
Hội Sơn | 68,57 | - | 43,62 | 44,38 | 101.7 | 117 | 90 |
Văn Phong | 25,37 | - | - | - | 3.050 | 3.144 |
Tình hình tàu thuyền
Tàu cá BĐ 97955 TS, chủ tàu ông Nguyễn Thể (1956), thuyền trưởng là ông Nguyễn Công (1984) đều xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn; công suất 740cv, trên tàu có 05 thuyền viên. Lúc 14 giờ 30 phút ngày 15/12, tàu bị hỏng máy thả trôi tại vùng biển có tọa độ 14030’N - 111030’E (cách biển Tam Quan, Bình Định khoảng 140 hải lý). Đến 08 giờ 45 phút ngày 16/12 tàu HQ 628 đã chạy ra tìm kiếm cứu hộ tàu bị nạn. Tàu HQ 628 vẫn chưa liên lạc được với tàu BĐ 97955 TS.
Tình hình thiệt hại do mưa lũ
Do mưa lớn gây lũ từ ngày 11/12 đến ngày 16/12, trên địa bàn tỉnh bị ngập lụt.
Về người: đã có 06 người chết và 05 người mất tích, cụ thể:
1. Lê Văn Còn (1970) ở An Sơn, Hoài Châu, Hoài Nhơn. Đi trên đường từ Hoài Châu đến Tam Quan Bắc bị ngã đuối nước chết lúc 20 giờ ngày 13/12/2016. Đã tìm thấy thi thể trong ngày 13/12.
2. Đỗ Cao Ly (1951) ở Nhơn Phú, Quy Nhơn. Dọn nhà tránh lũ bị rắn cắn chết ngày 16/12.
3. Đỗ Nguyên Khang (2005) ở tổ 3 KV I Phường Đống Đa, Quy Nhơn. Bị sạt lở đất ven chân núi, lấp nhà chết ngày 15/12.
4. Trương Thị Nữ (1948) ở Ân Đức Cát Trinh, Phù Cát. Nước lớn cuốn trôi trong ngày 15/12, đã tìm thấy xác cùng ngày.
5. Trần Trung Uy (2000) ở thôn Ân Hậu, xã Ân Phong, Hoài Ân. Đi trên đường tỉnh lộ bị nước lớn cuốn trôi ngày 15/12. Đã tìm thấy xác trong sáng ngày 16/12.
6. Đinh Bá Tiến (2012) ở Mỹ Chánh Tây, Phù Mỹ. Chơi trước nhà bị trượt chân xuống lô đất trống đuối nước chết ngày 15/12.
7. Trần Văn Hương (1965) ở Cát Sơn, Phù Cát. Nước lớn cuốn trôi trong ngày 15/12, chưa tìm thấy.
8. Nguyễn Ngọc Dũng (1955) ở Thuận Phong, Cát Lâm, Phù Cát. Nước lớn cuốn trôi trong ngày 15/12, chưa tìm thấy.
9. Nguyễn Trịnh Liêm (1980) ở Liêm Thuận, Phước Thuận, Tuy Phước. Đi qua tràn Mỹ Cang bị nước cuốn trôi ngày 15/12, chưa tìm thấy.
10. Có 01 người chưa xác định danh tính bị nước lũ cuốn trôi tại thôn Du Tự, Tăng Bạt Hổ, Hoài Ân ngày 16/12, chưa tìm thấy.
11. Nguyễn Văn Kỳ (1975) ở Hoài Hải, Hoài Nhơn. Tối ngày 15/12 ở lại giữ tàu neo đậu ở Kim Giao Bắc, lúc 01 giờ ngày 16/12 tàu bị đứt dây neo trôi ra biển, chưa tìm ra người lẫn tàu.
Về nhà: 42 nhà sập, 26 nhà hư hỏng, 70.852 lượt nhà bị ngập nước.
Về Nông nghiệp: 6.022ha lúa bị ngập, hư hỏng, 1.722ha hoa màu hư hỏng, 4.764 tấn lương thực bị ngập nước; 381ha diện tích đất bị xói lở, vùi lấp; 774 con gia súc và 49.937 con gia cầm bị cuốn trôi.
Về Thủy lợi: 12.480m bờ sông bị sạt lở, 3.800m kè bị hư hỏng, 70.508m kênh mương bị sạt lở hư hỏng, 15 đập bị sạt lở, hư hỏng, 1.500m đê từ cấp IV trở xuống, đê bối, bờ bao bị sạt lở.
Về giao thông: 17 cầu bị hư hỏng, 82 điểm giao thông bị ách tắc, 4600m đường giao thông bị sạt lở hư hỏng, 50.100m3 đất bị sạt lở, 1.800m3 đá, bê tông, nhựa đường bị hỏng, 04 cống bị hư hỏng.
Thống kê nhanh thiệt hại các địa phương như sau:
- Thành phố Quy Nhơn: 7.600 hộ bị ngập, 682 hộ được di dời. Tại phường Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu, Nhơn Phú, Nhơn Bình, Thị Nại và xã Phước Mỹ bị ngập và chia cắt.
- Huyện Tuy Phước: 08 căn nhà bị sập, 27.546 hộ bị ngập, 818 hộ dân di dời tại chỗ, 73 hộ di dời đến nơi an toàn. Ngập lụt gây chia cắt 10/13 xã, thị trấn; ngập sau các xã Phước Nghĩa, Phước Lộc, Phước Hiệp, Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Thắng, Phước Hòa, tuyến đường ĐT 640; 3m đê sông Cây Me bị vỡ đứt và có nguy cơ vỡ lở thêm 300m, 20m đê sông bờ Nam Đập Thông Chín bị vỡ, 15m và 50m3 đê sông Gò Chàm bị sạt lở, 1,5ha hoa màu bị hư hại.
- Thị xã An Nhơn: 3.578 hộ bị ngập; di dời 337 hộ, dự kiến di dời 1.489 hộ; Ngập lụt gây chia cắt phường Nhơn Hòa, xã Nhơn Hạnh, phường Bình Định, Nhơn Hưng, Nhơn Hậu, Nhơn Phong, Nhơn An, Nhơn Hạnh, Nhơn Lộc.
- Huyện Phù Cát: 7.584 nhà bị ngập nước tại xã Cát Chánh, Cát Tiến, Cát Nhơn, Cát Tài, Cát Minh; 160 hộ di dời tại xã Cát Sơn và Cát Minh; 02 nhà sập, 02 nhà bị hư hỏng; 04 cầu bị hư hỏng, 1,2km hệ thống kè, đê sông, suối bị sạt lở; 100m đê Nha Đái xã Cát Tân bị vỡ, 120m đê Thủ Tình xã Cát Minh; các tuyến ĐT 635, ĐT 633, ĐT 634, ĐT 639 bị chia cắt hoàn toàn, quốc lộ 1A bị chia cắt tại chùa Vàng tại xã Cát Trinh, quốc lộ 19D nhiều đoạn bị ngập không qua lại được; 17 tàu cá bị trôi, chìm.
- Huyện Phù Mỹ: 06 nhà sập, 17 nhà bị hư hỏng, 9.527 nhà (hộ) bị ngập ở thị trấn Phù Mỹ, Mỹ Hiệp, Mỹ Tài, Mỹ Cát, Mỹ Quang, Mỹ Trinh, Mỹ Lợi, Mỹ Châu, Mỹ Đức, Mỹ Thắng, Mỹ Thọ, Mỹ Thành, Mỹ Chánh, Mỹ Chánh Tây; 98 hộ đã di dời, 2.320 hộ bị cô lập tại thị trấn Phù Mỹ, Mỹ Hiệp, Mỹ Tài, Mỹ Cát, Mỹ Chánh, Mỹ Chánh Tây, Mỹ Quang, Mỹ Lợi, Mỹ Thọ và Mỹ Thành. 200m3 tỉnh lộ, huyện lộ bị sạt lở; 120m3 các tuyến đường khác bị gãy sụt bê tông, đất đá; 70 điểm bị ách tắc; 04 cầu, cống nhỏ bị hư hỏng. 3.830 ha diện tích lúa Đông Xuân bị ngập, 1.338 ha hoa màu bị hư hại, 110 tấn lúa giống bị hư hại, 4.764 tấn lương thực bị trôi, ẩm ướt, hư hỏng; 128 con gia súc, 28.581 con gia cầm bị cuốn trôi, 138 ha bị sa bồi thủy phá; 1,6km bờ suối bị sạt lở, 5.690m3 kênh mương bị sạt lở. Đê sông Cạn xã Mỹ Chánh bị nước tràn vỡ 50 m. Có 200 hộ ở Mỹ Chánh, 300 hộ ở Mỹ Tài bị ngập lụt không thể di dời.
- Huyện Hoài Ân: 4.092 hộ bị ngập, di dời 1.200 hộ dân do bị ngập lụt tại xã Ân Hảo Đông, Ân Hảo Tây, Ân Nghĩa, Ân Hữu, Ân Đức, Ân Tín, Ân Mỹ, Ân Thạnh, Thị trấn Tăng Bạt Hổ, Ân Tường Đông. Các cầu qua sông An Lão và nhiều đoạn trên tuyến đường ĐT 629 bị ngập, gián đoạn giao thông.
- Huyện Hoài Nhơn: 07 nhà sập, 05 nhà tốc mái, 2.885 nhà ngập nước, di dời 556 hộ tại xã Hoài Hương, Hoài Hải, Hoài Hảo, Hoài Mỹ, Hoài Xuân, Hoài Đức, thị trấn Bồng Sơn, Hoài Sơn, Hoài Sơn Bắc, Tam Quan Bắc, Tam Quan Nam, Hoài Thanh, Hoài Tân, Hoài Phú, Hoài Châu, Hoài Châu Bắc, Hoài Phú. Đường giao thông tiếp tục sạt lở 16,5 km, hư hỏng 4 cầu, trôi 5 cầu tạm. 01 tàu cá bị nước lũ gây chìm và 01 tàu cá bị nước lũ trôi dạt, mắc cạn.
- Huyện An Lão: 600 nhà bị ngập, 50 hộ dân đã di dời; tuyến đường giao thông lên các xã vùng cao bị sạt lở, bồi lấp; tuyến ĐT 629 ngập sâu không đi lại được; kè Vạn Long, An Hòa sạt lở 300 m.
- Huyện Vân Canh: 6 hộ bị ngập, đường lên Canh Liên bị sạt lở, chia cắt không vào được các làng; cầu Bình Long bị sụt mố cầu, 6 người dân đi làm rẫy được đưa ra khỏi vùng nguy hiểm, 100 con bò bị chết rét tại xã Canh Liên.
- Huyện Tây Sơn: Bị ngập 4.609 hộ/18.728 người tại xã Bình Thành, Tây Xuân, Bình Hòa, xã Bình Tân, Bình Tường, Tây Giang, Tây Phú, Bình Nghi, Tây Vinh, Tây Bình, Tây Thuận, Tây An và thị trấn Phú Phong; 950 hộ đã di dời tại xã Bình Hòa và Bình Tân; 01 nhà bị sập; tuyến QL19 đoạn qua xã Tây Giang và QL19B đoạn qua Bảo tàng Quang Trung ngập trên 1m, 50m đường bị cuốn trôi, gây chia cắt phía Tây tỉnh đoạn qua thôn Thuận Truyền, xã Bình Thuận; 100m kênh mương bị sa bồi thủy phá.
- Huyện Vĩnh Thạnh: 11 hộ dân bị ngập, 02 nhà bị sập vách tại xã Vĩnh Thịnh; 70 ha diện tích lúa gieo sạ bị ngập; 0,3ha ruộng bị sa bồi thủy phá, 9 con gia súc bị chết; 5.500m3 bờ sông, suối bị sạt lở; 3.500m3 kè, 01 tràn xả lũ bị cuốn trôi; đường từ Vĩnh Thạnh tới Vĩnh Kim, Vĩnh Hòa bị chia cắt.
- Đê La Tinh sạt lở 12 vị trí với tổng chiều dài 740m và bị vỡ 01 đoạn đê dài 100m, hư hỏng 01 cống qua đê. Ước tính thiệt hại 02 tỷ đồng.
- Hồ Vạn Hội bị sạt lở đất mặt núi gây sóng nước tràn qua thân đập, mái đập hạ lưu bị hư hỏng và hệ thống xả lũ không điều khiển được.
Công tác ứng phó với mưa lũ
Lúc 08 giờ ngày 16/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh họp giao bàn trực tuyến với Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT và phản ánh kịp thời kịp thời diễn biến mưa lũ.
Chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đã ban hành công điện số 13/CĐ-PCTT lúc 10 giờ, ngày 15/12/2016 yêu cầu các sở ngành và UBND các địa phương tập trung chỉ đạo và triển khai các biện pháp cụ thể ứng phó với mưa lũ.
Lãnh đạo UBND tỉnh trực tiếp kiểm tra tình hình mưa lũ, chỉ đạo các sở ngành liên quan và UBND các cấp tập trung triển khai ứng phó với mưa lũ, bảo đảm an toàn tính mạng nhân dân, an toàn hồ chứa, chống ngập úng cho cây trồng.
Sở Giáo dục Đào tạo đã có công văn số 2180/SGDĐT-VP ngày 15/12/2016 về việc cho học sinh nghỉ học, đề phòng học sinh bị lũ cuốn trên đường đi học, đi học về.
Các địa phương và lực lượng vũ trang đang triển khai lực lượng, phương tiện hỗ trợ nhân dân ứng phó với mưa lũ.
Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT và TKCN các cấp tổ chức trực ban 24/24 theo dõi diễn biến thời tiết và mưa lũ.
Đề xuất, kiến nghị
Đề khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống nhân dân, phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân năm 2016 – 2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định đã đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành xem xét hỗ trợ kinh phí khắc phục cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, phục vụ sản xuất và hỗ trợ dân sinh, với tổng kinh phí là 500 tỷ đồng, trong đó:
- Hỗ trợ khôi phục hạ tầng giao thông là 180 tỷ đồng.
- Hỗ trợ khôi phục hạ tầng thủy lợi, đê điều, nước sinh hoạt là 180 tỷ đồng.
- Hỗ trợ đời sống dân sinh là 100 tỷ đồng.
- Hỗ trợ giống lúa để phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2016 – 2017 là 40 tỷ.
- Hỗ trợ khẩn cấp 5 tấn lương khô cho nhân dân vùng ngập sâu.