Báo cáo nhanh số 323 ngày 06/11/2016
- Chủ nhật - 06/11/2016 12:20
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tình hình thời tiết
Từ 19 giờ ngày 05/11 đến 07 giờ ngày 06/11, khu vực tỉnh Bình Định có mưa, mưa rào nhẹ, lượng mưa phổ biến dưới 5mm.
Mực nước lúc 10 giờ ngày 06/11 trên sông Kôn tại trạm Thạnh Hòa là 6.54m trên báo động I 0.54m. Mực nước tại các trạm còn lại đều dưới báo động I.
Tình hình các hồ chứa
Dung tích các hồ chứa nước lớn lúc 10 giờ ngày 06/11 như sau:
Mực nước hồ Định Bình lúc 10 giờ ở cao trình 87,09m đang điều tiết về hạ lưu 189 m3/s qua tràn (cao trình 80,93) theo Quy trình Vận hành liên hồ. Đập Văn Phong đã mở 10 cửa đập. Hồ Núi Một, Thuận Ninh đang thấp hơn mực nước cao nhất trước lũ.
Tình hình thiệt hại
Mưa lớn từ ngày 30/10 đến ngày 05/11 đã gây ngập lụt và thiệt hại ở các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Tổng hợp thiệt hại do mưa lũ gây ra trên địa bàn tỉnh:
- Về người: có 02 chết; 02 người bị thương;
- Về nhà ở: 189 nhà sập; 116 nhà tốc mái; 1.450 nhà ngập nước, 333 hộ di dời, 230 hộ bị cô lập;
- Về giao thông: 14 km đường giao thông nông thôn bị sạt lở, khối lượng 20.240 m3; 19 điểm bị ngập, 18 cống và 9 cầu nhỏ bị hư hỏng;
- Về thủy lợi: 30m kè, 2.244m bờ sông, 11,49 km kênh mương bị sạt lở, khối lượng 7.250m3; 11 đập dâng nhỏ bị hư hỏng, khối lượng 1.150m3; 128 đập tạm, đập bổi bị cuốn trôi;
- Về nông nghiệp: 1.664 ha lúa mùa, 628 ha màu bị ngập, 3.500 con gia cầm, 56 con gia súc bị chết, cuốn trôi;
- Thiệt hại khác: 60 tấn xi măng, 10 tấn thức ăn gia súc bị ướt; 22 trụ điện hạ thế bị ngã.
Đến sáng 06/11, nước đã rút dần, không còn gây ngập lụt ở các địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn 02 địa phương bị chia cắt giao thông: huyện Vĩnh Thạnh bị chia cắt giao thông trên tuyến Vĩnh Kim – Vĩnh Sơn do sạt lở; huyện Hoài Ân bị chia cắt giao thông ở các tuyến đường liên xã do cầu bị hư hỏng.
Các địa phương đang triển khai khắc phục thiệt hại do mưa lũ gây ra.
Tình hình tàu thuyền
Tàu BĐ 96973 TS của ông Lê Vũ Dũng ở xã Tam Quan Nam, huyện Hoài Nhơn làm chủ kiêm thuyền trưởng, có 05 thuyền viên. Ngày 01/11, tàu bị gãy chân vịt ở vùng biển có tọa độ 15049’N – 112040’E. Theo Chi cục Thủy sản, tàu BĐ 97384 TS của ông Lê Văn Liên ở Hoài Nhơn đã lai dắt tàu bị nạn về đến Tam Quan an toàn lúc 20 giờ ngày 05/11.
Tàu BĐ 99939 TS, chủ tàu là ông Nguyễn Thư (sinh năm 1963) trú Lâm Trúc 2, Hoài Thanh, Hoài Nhơn; thuyền trưởng là ông Phạm Hà (sinh năm 1991) ở Hoài Hải, Hoài Nhơn, công suất 800cv, trên tàu có 8 thuyền viên. Lúc 04 giờ ngày 05/11, tàu bị sóng lớn đánh chìm tại vùng biển có tọa độ 09049’N – 109056’E. Tàu CSB 9001 đã đưa 8 thuyền viên vào đảo Phú Quý an toàn lúc 21 giờ ngày 05/11.
Tàu BĐ 96886 TS, chủ tàu là ông Trương Văn Nhiều, thuyền trưởng là ông Trương Văn Toàn đều ở Hoài Thanh, Hoài Nhơn, trên tàu có 12 thuyền viên. Lúc 22 giờ ngày 03/11, khi đang hoạt động trên biển thì thuyền viên Phan Vàng Dương (1981) ở Mỹ Tho, Tiền Giang có triệu chứng mệt mỏi. Thuyền trưởng đã điều khiển tàu vào đảo Song Tử Tây lúc 19 giờ ngày 05/11 để chữa trị cho thuyền viên Dương. Hiện nay, sức khỏe thuyền viên Dương đang rất nguy kịch nên các y, bác sĩ ở đảo đề nghị chuyển thuyền viên Dương vào trong đất liền gấp để cấp cứu.
Chi cục Thủy sản, Bộ đội biên phòng đang tiếp tục theo dõi, duy trì liên lạc với tàu BĐ 96886 TS.
Hoạt động ứng phó với mưa lũ
Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh cùng với các địa phương tiếp tục kiểm tra, chỉ đạo ứng phó với tình hình mưa lũ, vận hành các hồ chứa lớn trên lưu vực sông Kôn – Hà Thanh theo Quy trình vận hành liên hồ; triển khai các hoạt động hỗ trợ ban đầu nhân dân vùng lũ, thống kê, đánh giá thiệt hại, xác định nhu cầu hỗ trợ; tiếp tục chuẩn bị sản xuất vụ Đông Xuân.
Từ 19 giờ ngày 05/11 đến 07 giờ ngày 06/11, khu vực tỉnh Bình Định có mưa, mưa rào nhẹ, lượng mưa phổ biến dưới 5mm.
Mực nước lúc 10 giờ ngày 06/11 trên sông Kôn tại trạm Thạnh Hòa là 6.54m trên báo động I 0.54m. Mực nước tại các trạm còn lại đều dưới báo động I.
Tình hình các hồ chứa
Dung tích các hồ chứa nước lớn lúc 10 giờ ngày 06/11 như sau:
Hồ chứa | Mực nước hiện tại | MN cao nhất TL (m) | Dung tích thiết kế (106 m3) | Dung tích hiện có (106 m3) | Tỷ lệ (%) | Qđến (m3/s) | Qđi (m3/s) |
Vĩnh Sơn A | 775,65 | 775 | 34 | 24,30 | 71,47 | 37 | 13,2 |
Vĩnh Sơn B | 821,18 | 826 | 97 | 38,92 | 40,12 | 36,4 | 0 |
Trà Xom 1 | 664,96 | 666 | 39,5 | 31,12 | 78,78 | 4.4 | 4,4 |
Định Bình | 87,09 | 80,93 | 226,13 | 168,08 | 74,33 | 120 | 189 |
Núi Một | 39,80 | 45,2 | 110 | 54,43 | 49,48 | 20,56 | 0 |
Thuận Ninh | 64,58 | 67 | 35,36 | 20,86 | 58,99 | 4,22 | 0 |
Hội Sơn | 63,86 | - | 44,50 | 24,54 | 55,15 | 7,52 | 0 |
Vạn Hội | 38,28 | - | 14,505 | 7,20 | 49,64 | 1,94 | 2,91 |
Văn Phong | 21,33 | - | 360,46 | 354,90 |
Tình hình thiệt hại
Mưa lớn từ ngày 30/10 đến ngày 05/11 đã gây ngập lụt và thiệt hại ở các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Tổng hợp thiệt hại do mưa lũ gây ra trên địa bàn tỉnh:
- Về người: có 02 chết; 02 người bị thương;
- Về nhà ở: 189 nhà sập; 116 nhà tốc mái; 1.450 nhà ngập nước, 333 hộ di dời, 230 hộ bị cô lập;
- Về giao thông: 14 km đường giao thông nông thôn bị sạt lở, khối lượng 20.240 m3; 19 điểm bị ngập, 18 cống và 9 cầu nhỏ bị hư hỏng;
- Về thủy lợi: 30m kè, 2.244m bờ sông, 11,49 km kênh mương bị sạt lở, khối lượng 7.250m3; 11 đập dâng nhỏ bị hư hỏng, khối lượng 1.150m3; 128 đập tạm, đập bổi bị cuốn trôi;
- Về nông nghiệp: 1.664 ha lúa mùa, 628 ha màu bị ngập, 3.500 con gia cầm, 56 con gia súc bị chết, cuốn trôi;
- Thiệt hại khác: 60 tấn xi măng, 10 tấn thức ăn gia súc bị ướt; 22 trụ điện hạ thế bị ngã.
Đến sáng 06/11, nước đã rút dần, không còn gây ngập lụt ở các địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn 02 địa phương bị chia cắt giao thông: huyện Vĩnh Thạnh bị chia cắt giao thông trên tuyến Vĩnh Kim – Vĩnh Sơn do sạt lở; huyện Hoài Ân bị chia cắt giao thông ở các tuyến đường liên xã do cầu bị hư hỏng.
Các địa phương đang triển khai khắc phục thiệt hại do mưa lũ gây ra.
Tình hình tàu thuyền
Tàu BĐ 96973 TS của ông Lê Vũ Dũng ở xã Tam Quan Nam, huyện Hoài Nhơn làm chủ kiêm thuyền trưởng, có 05 thuyền viên. Ngày 01/11, tàu bị gãy chân vịt ở vùng biển có tọa độ 15049’N – 112040’E. Theo Chi cục Thủy sản, tàu BĐ 97384 TS của ông Lê Văn Liên ở Hoài Nhơn đã lai dắt tàu bị nạn về đến Tam Quan an toàn lúc 20 giờ ngày 05/11.
Tàu BĐ 99939 TS, chủ tàu là ông Nguyễn Thư (sinh năm 1963) trú Lâm Trúc 2, Hoài Thanh, Hoài Nhơn; thuyền trưởng là ông Phạm Hà (sinh năm 1991) ở Hoài Hải, Hoài Nhơn, công suất 800cv, trên tàu có 8 thuyền viên. Lúc 04 giờ ngày 05/11, tàu bị sóng lớn đánh chìm tại vùng biển có tọa độ 09049’N – 109056’E. Tàu CSB 9001 đã đưa 8 thuyền viên vào đảo Phú Quý an toàn lúc 21 giờ ngày 05/11.
Tàu BĐ 96886 TS, chủ tàu là ông Trương Văn Nhiều, thuyền trưởng là ông Trương Văn Toàn đều ở Hoài Thanh, Hoài Nhơn, trên tàu có 12 thuyền viên. Lúc 22 giờ ngày 03/11, khi đang hoạt động trên biển thì thuyền viên Phan Vàng Dương (1981) ở Mỹ Tho, Tiền Giang có triệu chứng mệt mỏi. Thuyền trưởng đã điều khiển tàu vào đảo Song Tử Tây lúc 19 giờ ngày 05/11 để chữa trị cho thuyền viên Dương. Hiện nay, sức khỏe thuyền viên Dương đang rất nguy kịch nên các y, bác sĩ ở đảo đề nghị chuyển thuyền viên Dương vào trong đất liền gấp để cấp cứu.
Chi cục Thủy sản, Bộ đội biên phòng đang tiếp tục theo dõi, duy trì liên lạc với tàu BĐ 96886 TS.
Hoạt động ứng phó với mưa lũ
Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh cùng với các địa phương tiếp tục kiểm tra, chỉ đạo ứng phó với tình hình mưa lũ, vận hành các hồ chứa lớn trên lưu vực sông Kôn – Hà Thanh theo Quy trình vận hành liên hồ; triển khai các hoạt động hỗ trợ ban đầu nhân dân vùng lũ, thống kê, đánh giá thiệt hại, xác định nhu cầu hỗ trợ; tiếp tục chuẩn bị sản xuất vụ Đông Xuân.