Báo cáo nhanh số 318 ngày 04/11/2016
- Thứ sáu - 04/11/2016 17:05
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Tình hình thời tiết
Từ 19 giờ ngày 03/11 đến 13 giờ ngày 04/11 khu vực tỉnh Bình Định mưa đã giảm, lượng mưa bình quân 26 mm. Lượng mưa tại Vân Canh 52mm, xã Canh Liên 83mm, hồ Quang Hiển 57mm, Quy Nhơn 35mm; xã Tây Giang 34mm, xã Tây Phú 33mm, hồ Núi Một 84mm, An Toàn 42mm, hồ Hóc Sim 76mm, hồ Thạch Khê 38mm, Phù Cát 42mm, xã Cát Hanh 25mm, hồ Diêm Tiêu 37mm.
Mực nước lúc 13 giờ ngày 04/11 trên sông Kôn tại Vĩnh Sơn 70,53m dưới BĐI là 0,47m, tại Bình Nghi 15,76m trên BĐI là 0,26m, tại Thạnh Hòa 7,59m trên BĐII là 0,59m; trên sông Hà Thanh tại Vân Canh 41,81m dưới BĐI là 0,69m, tại Diêu Trì 4,11m trên BĐI là 0,61m; trên sông An Lão tại An Hòa 21,04m dưới BĐI 0,96m; trên sông Lại Giang tại Bồng Sơn 3,71m dưới BĐI 2.9m.
Thời tiết khu vực tỉnh Bình Định tiếp tục có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và dông. Mực nước lũ hạ lưu: sông Kôn xuống chậm nhưng vẫn còn ở mức trên BĐII; sông Hà Thanh đang xuống rất chậm vẫn còn ở mức trên BĐI, đến 19 giờ ngày 4/11: sông Kôn tại Thạnh Hòa xuống mức 7.50m trên mức BĐII: 0.50m; sông Hà Thanh tại Diêu Trì xuống mức 3,80m trên báo động I: 0,30m. Hiện nay, thủy triều đang ở mức cao làm cho việc thoát lũ ở hạ lưu các sông rất chậm.
Tình hình các hồ chứa
Đến 7 giờ, ngày 04/11/2016, dung tích các hồ chứa thủy lợi là 361,82/578 triệu m3, đạt 63 % dung tích thiết kế, bằng 213% so với cùng kỳ năm 2015; nếu không kể hồ Định Bình, các hồ chứa được 202,5/352 triệu m3, đạt 58% thiết kế, 250% so với cùng kỳ.
Công ty Khai thác CTTL quản lý 15 hồ, tích được 276,4/458 triệu m3, đạt 60,4% thiết kế, 186% cùng kỳ; nếu không kể hồ Định Bình, các hồ chứa của Công ty tích được 117/232 triệu m3, đạt 51% thiết kế. Các hồ do địa phương quản lý tích được 85,5/119 triệu m3, đạt 71% thiết kế, 394% so với cùng kỳ. Đã có 44 hồ đạt dung tích thiết kế, 87 hồ nước qua tràn. Các hồ chứa vẫn bảo đảm an toàn.
Dung tích các hồ chứa nước lớn lúc 13 giờ ngày 04/11 như sau:
Mực nước hồ Định Bình lúc 13 giờ ở cao trình 86,64m đang điều tiết về hạ lưu 119 m3/s qua tràn (cao trình 80,93) theo Quy trình Vận hành liên hồ. Đập Văn Phong đã mở 10 cửa đập. Hồ Núi Một, Thuận Ninh đang thấp hơn mực nước cao nhất trước lũ.
Tình hình thiệt hại
Mưa lớn từ ngày 30/10 đến ngày 04/11 đã gây ngập lụt và thiệt hại ở các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Tổng hợp thiệt hại do mưa lũ gây ra trên địa bàn tỉnh:
- Về người: có 01 học sinh bị chết;
- Về nhà ở: 34 nhà sập, vùi lấp; 34 nhà tốc mái; 1.450 nhà ngập nước, 217 hộ di dời, 230 hộ bị cô lập;
- Về giao thông: 14 km đường giao thông nông thôn bị sạt lở, khối lượng 5.810 m3; 17 điểm bị ngập, 20 cống và 7 cầu nhỏ bị hư hỏng;
- Về thủy lợi: 30m kè, 330m bờ sông, 7,7 km kênh mương bị sạt lở, khối lượng 3.950m3; 11 đập dâng nhỏ bị hư hỏng, khối lượng 1.150m3; 128 đập tạm, đập bổi bị cuốn trôi;
- Về nông nghiệp: 1.614 ha lúa mùa, 628 ha màu bị ngập, 3.500 con gia cầm, 56 con gia súc bị chết, cuốn trôi;
- Thiệt hại khác: 20 tấn xi măng, 10 tấn thức ăn gia súc bị ướt; 12 trụ điện hạ thế bị ngã, 1.450 giếng nước bị ngập.
Tình hình cụ thể tại các địa phương cập nhật tới chiều ngày 04/11 như sau:
Tại Thành phố Quy Nhơn: Có nhiều cây xanh, trụ điện ngã đổ. Nước tràn qua đê thượng lưu đập Phú Hòa trên địa phường Nhơn Phú. Nhiều khu vực bị ngập nước tại phường Bùi Thị Xuân, Nhơn Phú, Nhơn Bình, xã Phước Mỹ, xã Nhơn Hải ảnh hưởng tới 154 hộ dân và một số cơ quan nhà nước.
Huyện Tuy Phước: Nước ngập chia cắt các xã Phước Lộc, Phước Nghĩa, thị trấn Tuy Phước, Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hiệp, Phước Hòa, Phước Quang, Phước Thắng. Mất điện lưới hai xã Phước Hòa, Phước Thắng. 14 nhà dân bị sập, 02 cầu gỗ bị cuốn trôi.
Thị xã An Nhơn: Nước ngập nước ngập chia cắt cục bộ nhiều khu vực tại phường Nhơn Hòa, phường Bình Định, xã Nhơn Hậu, Nhơn Mỹ, Nhơn Phong, Nhơn Lộc. Có 3 nhà sập và tốc mái.
Huyện Vĩnh Thạnh: Nước ngập gây chia cắt giao thông Vĩnh Hảo,Vĩnh Kim, Vĩnh Sơn; cô lập 80 hộ dân; hư hỏng một số đoạn kênh và công trình trên đường giao thông.
Huyện Vân Canh: Mưa lớn gây sạt lở đường giao thông từ xã Canh Liên đi các thôn; 02 nhà bị hư hỏng; 02 ha ruộng lúa bị sa bồi.
Huyện Phù Mỹ: Mưa lớn làm 914 ha lúa, 348 ha cây màu ngập úng, hư hại; 39 nhà bị ngập nước, 150 nhà bị cô lập.
Huyện Phù Cát: Nước ngập tại các xã Cát Nhơn, Cát Thắng, Cát Hưng, Cát Chánh, Cát Tiến. Có 1 học sinh Huỳnh Quốc Đạt bị chết (7 tuổi) do rơi xuống cống tại xã Cát Minh. Có 03 nhà bị sập, 6 km kênh mương bị bồi lấp.
Huyện Hoài Ân: Ngập lụt gây sạt lở và chia cắt giao thông trên các tuyến liên huyện, liên xã. Có 813 nhà bị ngập nước, 2 nhà sập; 7,6 km kênh mương bị sạt lở; 128 đập tạm, đập bổi bị cuốn trôi, 11 đập dâng hư hỏng; 4 cầu và 18 công trên đường giao thông bị sập hỏng.
Huyện An Lão: Mưa lớn gây sạt lở, gián đoạn đường lên các xã An Quang - An Toàn, An Nghĩa, An Hưng; cuốn trôi cầu gỗ ở An Dũng; bồi lấp 162m kênh mương.
Huyện Hoài Nhơn: Mưa lũ gây ngập lụt ở các xã Hoài Châu Bắc, Hoài Hảo, Hoài Sơn, Hoài Phú, Hoài Châu. Có 604 ha lúa bị ngập úng, 31 nhà tốc mái, 190 nhà ngập nước, 4 km đường giao thông bị sạt lở.
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh bị lốc xoáy làm tốc mái ngói 10m2, nước mưa chảy vào kho hàng dự trữ PCTT.
Các địa phương đang tiếp tục kiểm tra, tổng hợp thiệt hại.
Tình hình tàu thuyền
Về tàu cá BĐ 97977 TS chủ tàu ông Lê Minh Bình trú xã Hoài Hải, huyện Hoài Nhơn, công suất 800cv, trên tàu có 09 thuyền viên, bị hỏng máy thả trôi ngày 27/10. Đến 8 giờ 45 phút ngày 03/11/2016 tàu đang thả trôi tại tọa độ 13052’N – 111045’E, tần số liên lạc 10.269 LSB kHz. Hiện tại, tàu BĐ 95331 TS cũng của ông Lê Minh Bình tiếp cận lai dắt tàu bị nạn, dự kiến 20 giờ ngày 04/11 sẽ cập cảng Quy Nhơn.
Về tàu BĐ 96973 TS của ông Lê Vũ Dũng ở xã Tam Quan Nam, huyện Hoài Nhơn làm chủ kiêm thuyền trưởng, công suất 400cv, có 05 thuyền viên bị gãy chân vịt ngày 01/11 ở vùng biển có tọa độ 15049’N – 112040’E. Theo Chi cục Thủy sản hiện có tàu cá BĐ 97384 TS của ông Lê Văn Liên ở Hoài Hương, Hoài Nhơn đang hỗ trợ lai dắt tàu bị nạn, nhưng thời tiết xấu nên chưa biết khi nào 02 tàu sẽ vào bờ. Lúc 07h30 ngày 04/11, tàu bị nạn ở tọa độ 15040’N – 111053’E.
Chi cục Thủy sản, Bộ đội biên phòng đang tiếp tục theo dõi, duy trì liên lạc với các tàu này.
Hoạt động chỉ đạo ứng phó với mưa lũ
Các sở, ban, ngành, địa phương đang triển khai thực hiện Công điện số 08/CĐ-PCTT ngày 01/11 của Trưởng ban Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh; Công điện số 1925/CĐ-TTg ngày 01/11 của Thủ tướng Chính phủ; Công điện số 34/CĐ-TW ngày 01/11 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai; Công điện số 35/CĐ-TW hồi 13 giờ 30 ngày 03/11/2016 của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai.
Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh cùng với các địa phương tiếp tục kiểm tra, chỉ đạo ứng phó với tình hình mưa lũ, vận hành các hồ chứa lớn trên lưu vực sông Kôn – Hà Thanh theo Quy trình vận hành liên hồ; triển khai các hoạt động hỗ trợ ban đầu nhân dân vùng lũ, thống kê, đánh giá thiệt hại, xác định nhu cầu hỗ trợ; tiếp tục chuẩn bị sản xuất vụ Đông Xuân.
Từ 19 giờ ngày 03/11 đến 13 giờ ngày 04/11 khu vực tỉnh Bình Định mưa đã giảm, lượng mưa bình quân 26 mm. Lượng mưa tại Vân Canh 52mm, xã Canh Liên 83mm, hồ Quang Hiển 57mm, Quy Nhơn 35mm; xã Tây Giang 34mm, xã Tây Phú 33mm, hồ Núi Một 84mm, An Toàn 42mm, hồ Hóc Sim 76mm, hồ Thạch Khê 38mm, Phù Cát 42mm, xã Cát Hanh 25mm, hồ Diêm Tiêu 37mm.
Mực nước lúc 13 giờ ngày 04/11 trên sông Kôn tại Vĩnh Sơn 70,53m dưới BĐI là 0,47m, tại Bình Nghi 15,76m trên BĐI là 0,26m, tại Thạnh Hòa 7,59m trên BĐII là 0,59m; trên sông Hà Thanh tại Vân Canh 41,81m dưới BĐI là 0,69m, tại Diêu Trì 4,11m trên BĐI là 0,61m; trên sông An Lão tại An Hòa 21,04m dưới BĐI 0,96m; trên sông Lại Giang tại Bồng Sơn 3,71m dưới BĐI 2.9m.
Thời tiết khu vực tỉnh Bình Định tiếp tục có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và dông. Mực nước lũ hạ lưu: sông Kôn xuống chậm nhưng vẫn còn ở mức trên BĐII; sông Hà Thanh đang xuống rất chậm vẫn còn ở mức trên BĐI, đến 19 giờ ngày 4/11: sông Kôn tại Thạnh Hòa xuống mức 7.50m trên mức BĐII: 0.50m; sông Hà Thanh tại Diêu Trì xuống mức 3,80m trên báo động I: 0,30m. Hiện nay, thủy triều đang ở mức cao làm cho việc thoát lũ ở hạ lưu các sông rất chậm.
Tình hình các hồ chứa
Đến 7 giờ, ngày 04/11/2016, dung tích các hồ chứa thủy lợi là 361,82/578 triệu m3, đạt 63 % dung tích thiết kế, bằng 213% so với cùng kỳ năm 2015; nếu không kể hồ Định Bình, các hồ chứa được 202,5/352 triệu m3, đạt 58% thiết kế, 250% so với cùng kỳ.
Công ty Khai thác CTTL quản lý 15 hồ, tích được 276,4/458 triệu m3, đạt 60,4% thiết kế, 186% cùng kỳ; nếu không kể hồ Định Bình, các hồ chứa của Công ty tích được 117/232 triệu m3, đạt 51% thiết kế. Các hồ do địa phương quản lý tích được 85,5/119 triệu m3, đạt 71% thiết kế, 394% so với cùng kỳ. Đã có 44 hồ đạt dung tích thiết kế, 87 hồ nước qua tràn. Các hồ chứa vẫn bảo đảm an toàn.
Dung tích các hồ chứa nước lớn lúc 13 giờ ngày 04/11 như sau:
Hồ chứa | Mực nước hiện tại | MN cao nhất TL (m) | Dung tích thiết kế (106 m3) | Dung tích hiện có (106 m3) | Tỷ lệ (%) | Qđến (m3/s) | Qđi (m3/s) |
Vĩnh Sơn A | 775,82 | 775 | 34 | 24,40 | 71,76 | 53 | 55,8 |
Vĩnh Sơn B | 820,80 | 826 | 97 | 30,96 | 31,92 | 50 | 0 |
Trà Xom 1 | 663,07 | 666 | 39,5 | 26,79 | 67,82 | 8,5 | 4,4 |
Định Bình | 86,64 | 80,93 | 226,13 | 163,027 | 72,09 | 283 | 119 |
Núi Một | 39,03 | 45,2 | 110 | 48,723 | 44,29 | 40 | 0 |
Thuận Ninh | 63,97 | 67 | 35,36 | 19,857 | 56,15 | 20 | 5 |
Hội Sơn | 63,28 | - | 44,50 | 22,66 | 50,92 | 38,84 | 0 |
Vạn Hội | 38,68 | - | 14,505 | 7,60 | 52,40 | 9,38 | 10,26 |
Văn Phong | 21,63 | - | 480,0 | 480,0 |
Tình hình thiệt hại
Mưa lớn từ ngày 30/10 đến ngày 04/11 đã gây ngập lụt và thiệt hại ở các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Tổng hợp thiệt hại do mưa lũ gây ra trên địa bàn tỉnh:
- Về người: có 01 học sinh bị chết;
- Về nhà ở: 34 nhà sập, vùi lấp; 34 nhà tốc mái; 1.450 nhà ngập nước, 217 hộ di dời, 230 hộ bị cô lập;
- Về giao thông: 14 km đường giao thông nông thôn bị sạt lở, khối lượng 5.810 m3; 17 điểm bị ngập, 20 cống và 7 cầu nhỏ bị hư hỏng;
- Về thủy lợi: 30m kè, 330m bờ sông, 7,7 km kênh mương bị sạt lở, khối lượng 3.950m3; 11 đập dâng nhỏ bị hư hỏng, khối lượng 1.150m3; 128 đập tạm, đập bổi bị cuốn trôi;
- Về nông nghiệp: 1.614 ha lúa mùa, 628 ha màu bị ngập, 3.500 con gia cầm, 56 con gia súc bị chết, cuốn trôi;
- Thiệt hại khác: 20 tấn xi măng, 10 tấn thức ăn gia súc bị ướt; 12 trụ điện hạ thế bị ngã, 1.450 giếng nước bị ngập.
Tình hình cụ thể tại các địa phương cập nhật tới chiều ngày 04/11 như sau:
Tại Thành phố Quy Nhơn: Có nhiều cây xanh, trụ điện ngã đổ. Nước tràn qua đê thượng lưu đập Phú Hòa trên địa phường Nhơn Phú. Nhiều khu vực bị ngập nước tại phường Bùi Thị Xuân, Nhơn Phú, Nhơn Bình, xã Phước Mỹ, xã Nhơn Hải ảnh hưởng tới 154 hộ dân và một số cơ quan nhà nước.
Huyện Tuy Phước: Nước ngập chia cắt các xã Phước Lộc, Phước Nghĩa, thị trấn Tuy Phước, Phước Thuận, Phước Sơn, Phước Hiệp, Phước Hòa, Phước Quang, Phước Thắng. Mất điện lưới hai xã Phước Hòa, Phước Thắng. 14 nhà dân bị sập, 02 cầu gỗ bị cuốn trôi.
Thị xã An Nhơn: Nước ngập nước ngập chia cắt cục bộ nhiều khu vực tại phường Nhơn Hòa, phường Bình Định, xã Nhơn Hậu, Nhơn Mỹ, Nhơn Phong, Nhơn Lộc. Có 3 nhà sập và tốc mái.
Huyện Vĩnh Thạnh: Nước ngập gây chia cắt giao thông Vĩnh Hảo,Vĩnh Kim, Vĩnh Sơn; cô lập 80 hộ dân; hư hỏng một số đoạn kênh và công trình trên đường giao thông.
Huyện Vân Canh: Mưa lớn gây sạt lở đường giao thông từ xã Canh Liên đi các thôn; 02 nhà bị hư hỏng; 02 ha ruộng lúa bị sa bồi.
Huyện Phù Mỹ: Mưa lớn làm 914 ha lúa, 348 ha cây màu ngập úng, hư hại; 39 nhà bị ngập nước, 150 nhà bị cô lập.
Huyện Phù Cát: Nước ngập tại các xã Cát Nhơn, Cát Thắng, Cát Hưng, Cát Chánh, Cát Tiến. Có 1 học sinh Huỳnh Quốc Đạt bị chết (7 tuổi) do rơi xuống cống tại xã Cát Minh. Có 03 nhà bị sập, 6 km kênh mương bị bồi lấp.
Huyện Hoài Ân: Ngập lụt gây sạt lở và chia cắt giao thông trên các tuyến liên huyện, liên xã. Có 813 nhà bị ngập nước, 2 nhà sập; 7,6 km kênh mương bị sạt lở; 128 đập tạm, đập bổi bị cuốn trôi, 11 đập dâng hư hỏng; 4 cầu và 18 công trên đường giao thông bị sập hỏng.
Huyện An Lão: Mưa lớn gây sạt lở, gián đoạn đường lên các xã An Quang - An Toàn, An Nghĩa, An Hưng; cuốn trôi cầu gỗ ở An Dũng; bồi lấp 162m kênh mương.
Huyện Hoài Nhơn: Mưa lũ gây ngập lụt ở các xã Hoài Châu Bắc, Hoài Hảo, Hoài Sơn, Hoài Phú, Hoài Châu. Có 604 ha lúa bị ngập úng, 31 nhà tốc mái, 190 nhà ngập nước, 4 km đường giao thông bị sạt lở.
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh bị lốc xoáy làm tốc mái ngói 10m2, nước mưa chảy vào kho hàng dự trữ PCTT.
Các địa phương đang tiếp tục kiểm tra, tổng hợp thiệt hại.
Tình hình tàu thuyền
Về tàu cá BĐ 97977 TS chủ tàu ông Lê Minh Bình trú xã Hoài Hải, huyện Hoài Nhơn, công suất 800cv, trên tàu có 09 thuyền viên, bị hỏng máy thả trôi ngày 27/10. Đến 8 giờ 45 phút ngày 03/11/2016 tàu đang thả trôi tại tọa độ 13052’N – 111045’E, tần số liên lạc 10.269 LSB kHz. Hiện tại, tàu BĐ 95331 TS cũng của ông Lê Minh Bình tiếp cận lai dắt tàu bị nạn, dự kiến 20 giờ ngày 04/11 sẽ cập cảng Quy Nhơn.
Về tàu BĐ 96973 TS của ông Lê Vũ Dũng ở xã Tam Quan Nam, huyện Hoài Nhơn làm chủ kiêm thuyền trưởng, công suất 400cv, có 05 thuyền viên bị gãy chân vịt ngày 01/11 ở vùng biển có tọa độ 15049’N – 112040’E. Theo Chi cục Thủy sản hiện có tàu cá BĐ 97384 TS của ông Lê Văn Liên ở Hoài Hương, Hoài Nhơn đang hỗ trợ lai dắt tàu bị nạn, nhưng thời tiết xấu nên chưa biết khi nào 02 tàu sẽ vào bờ. Lúc 07h30 ngày 04/11, tàu bị nạn ở tọa độ 15040’N – 111053’E.
Chi cục Thủy sản, Bộ đội biên phòng đang tiếp tục theo dõi, duy trì liên lạc với các tàu này.
Hoạt động chỉ đạo ứng phó với mưa lũ
Các sở, ban, ngành, địa phương đang triển khai thực hiện Công điện số 08/CĐ-PCTT ngày 01/11 của Trưởng ban Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh; Công điện số 1925/CĐ-TTg ngày 01/11 của Thủ tướng Chính phủ; Công điện số 34/CĐ-TW ngày 01/11 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai; Công điện số 35/CĐ-TW hồi 13 giờ 30 ngày 03/11/2016 của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai.
Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh cùng với các địa phương tiếp tục kiểm tra, chỉ đạo ứng phó với tình hình mưa lũ, vận hành các hồ chứa lớn trên lưu vực sông Kôn – Hà Thanh theo Quy trình vận hành liên hồ; triển khai các hoạt động hỗ trợ ban đầu nhân dân vùng lũ, thống kê, đánh giá thiệt hại, xác định nhu cầu hỗ trợ; tiếp tục chuẩn bị sản xuất vụ Đông Xuân.